Lịch sử phân loại Rourea

Năm 1775 Aublet công bố chi Rourea với một loài là Rourea frutescens ở miền bắc Nam Mỹ. Ba loài tiếp theo được mô tả trước khi công bố sửa đổi ngắn về Connaraceae của Planchon năm 1850. Trong sửa đổi này, Planchon bổ sung 24 loài mới hay các kết hợp danh pháp mới từ châu Mỹ, châu Á và châu Phi.[3]

Trong giai đoạn 187-1870 Baillon kết hợp các chi Roureopsis và Bernardinia của Planchon cũng như chi Byrsocarpus của Schumacher với Rourea. Khái niệm này về Rourea là gần như tương tự với định nghĩa trong bài này, được nhiều tác giả khác như Baker, Hiern, De Wildeman và Gilg tuân theo.[3]

Sau đó Gilg và tiếp theo là Schellenberg lại sử dụng định nghĩa hẹp hơn của Rourea, làm phát sinh các chi mới như Jaundea, Paxia, Santaloides, Santaloidella, Spiropetalum v.v., tất cả đều trong giới hạn của Rourea theo nghĩa rộng của Baillon. Hậu quả của điều này, cùng với sự phục hồi các chi Byrsocarpus và Roureopsis, làm cho tên gọi Rourea biến mất khỏi các loài ở châu Phi và châu Á cũng như các giới hạn chi hẹp và không đáng tin cậy gây ra nhiều lộn xộn, chẳng hạn như Schellenberg (1938) đề cập tới vật liệu hoa của Rourea parviflora như là Byrsocarpus parviflorus nhưng vật liệu quả của nó lại như là Santaloidella gilletii.[3]

Năm 1958 khi xử lý Connaraceae cho Flora Malesiana thì Leenhouts đã bác bỏ nhiều chi nhỏ và mới này và gộp chúng vào Rourea, nhưng vẫn công nhận chi Roureopsis. Keraudren (1958) cũng xử lý tương tự đối với hệ thực vật Madagascar khi gộp Byrsocarpus và Santaloides vào Rourea.[3]

Các khác biệt chính để phân biệt Rourea với Roureopsis theo nghĩa Leenhouts là cánh hoa cuốn trong và lá đài không xếp lợp ở quả. Tuy nhiên, các đặc trưng này không phải là dành riêng, các cánh hoa cuộn trong cũng được thấy ở Rourea thomsonii (trước đây là Jaundea) và các lá đài của đài mang quả là không xếp lợp ở nhiều loài châu Mỹ và thường cũng không thấy ở Rourea cassioides (trước đây là Byrsocarpus cassioides). Leenhouts hợp nhất chi Taeniochlaena ở châu Á với Roureopsis. Chẩn đoán của ông cho các chi kết hợp này chỉ cần các điều chỉnh nhỏ là có thể gộp cùng Spiropetalum và Paxia ở châu Phi. Quả nhẵn nhụi là một trong hai đặc trưng chia tách Paxia với Spiropetalum.[3] Thực vật chí Trung Hoa (Flora of China) hiện vẫn tách Rourea với Roureopsis như là 2 chi độc lập.[4][5]

Trong số các loài Connaraceae với hoa 5 lá noãn thì Rourea được giới hạn bằng sự kết hợp của các đặc trưng sau: Lá kép lông chim (đôi khi có thể có các cành với lá một lá chét hay ba lá chét), không có cuống nhị nhụy, quả đại thuôn tròn tại đáy, không cuống, nhẵn bên trong và hạt không nội nhũ.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rourea http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://www.nzor.org.nz/names/9290f2a8-7de9-4037-b8... http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&... http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=3&... http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=3&... http://www.ipni.org/ipni/idPlantNameSearch.do?id=1... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=135... http://powo.science.kew.org/taxon/11754-1 http://www.plantsoftheworldonline.org/taxon/urn:ls... http://www.theplantlist.org/tpl1.1/search?q=Rourea